Tham khảo Phan Nhạc (Tây Tấn)

  1. Tấn thư, tlđd: Tổ là Cấn, An Bình thái thú. Phụ là Tỷ, Lang Da nội sử... anh trai là Thị ngự sử Thích, em trai là Yến lệnh Báo, Tư đồ duyện Cư, em Cư là Sân...
  2. Tấn thư, tlđd: Phan Nhạc, tự An Nhân, người Trung Mưu, Huỳnh Dương... Nhạc thiếu thời nhờ tài năng mà nổi danh [2], hương ấp đặt hiệu là kỳ đồng, bảo là cùng nhóm với Chung – Giả [3]. Sớm được vời vào phủ Tư không, Thái úy [4], cử Tú tài.
  3. Tấn thư, tlđd: Nhạc tài danh trùm đời, bị mọi người ghét, bèn nghỉ ngơi 10 năm. Ra làm Hà Dương lệnh, cậy tài nên uất ức bất đắc chí. Khi ấy bọn Thượng thư bộc xạ Sơn Đào, Lĩnh Lại bộ Vương Tế, Bùi Giai đều được đế đích thân đãi ngộ, Nhạc trong lòng không cho là phải, bèn đề lên các đạo (đường lát ván) làm ca dao rằng: “Đông các đạo, có bò lớn. Vương Tế thắng đai cổ, Bùi Giai thắng đai vế, Hòa Kiệu vội vàng theo sau không được nghỉ.” [6]
  4. Tấn thư, tlđd: Chuyển làm Hoài lệnh.
  5. Tấn thư, tlđd: Nhạc gồm coi 2 ấp, siêng ở chánh tích. Được điều bổ làm Thượng thư Độ chi lang, thăng Đình úy bình, do phạm lỗi bị miễn quan.
  6. Tấn thư, tlđd: Dương Tuấn phụ chánh, cao tuyển lại tá, dẫn Nhạc làm Thái phó chủ bộ. Tuấn bị tru, chịu trừ danh. Ban đầu, người Tiếu là Công Tôn Hoành thiếu thời cô bần, khách điền ở Hà Dương, khéo cổ cầm, rất giỏi thuộc văn. Nhạc đến làm Hà Dương lệnh, yêu tài nghệ của ông ta, đãi ông ta rất hậu. Đến nay, Hoành làm trưởng sử của Sở vương Vĩ, chuyên coi việc sát sanh. Khi ấy thủ hạ của Tuấn đều đang bị tố cáo, đồng thự chủ bộ Chu Chấn đã chịu lục (giết rồi phanh thây). Nhạc đêm ấy chạy chọt bên ngoài [7], Hoành nói với Vĩ, ông là giả lại, nên được miễn. Chưa lâu, được tuyển làm Trường An lệnh,... Được chinh bổ làm Bác sĩ, chưa triệu, do mẹ bệnh lập tức ra đi, quan bị miễn. Lại làm Trứ tác lang, chuyển làm Tán kỵ thị lang, thăng Cấp sự hoàng môn thị lang.
  7. Tấn thư, tlđd: Nhạc tính khinh suất nóng nảy, theo đuổi thế lợi, cùng bọn Thạch Sùng siểm nịnh Giả Mật, mỗi khi chầu chực ông ta ra ngoài, cùng Sùng luôn trông thấy bụi mù thì vái. Châm chọc văn của Mẫn Hoài, là lời của Nhạc đấy. 24 người bạn của Mật, Nhạc đứng đầu. Giới hạn Tấn thư của Mật [8], cũng là lời của Nhạc đấy. Mẹ ông mấy lần cười mà rằng: “Mày phải biết đủ, sao đầu cơ [9] không thôi vậy?” Nhưng Nhạc cuối cùng không thể cải.
  8. Tấn thư, tlđd: Ban đầu, Tỷ làm Lang Da nội sử, Tôn Tú làm tiểu sử giúp Nhạc, nhưng giảo quyệt làm vui. Nhạc ghét thói làm người của hắn, mấy lần đánh đập làm nhục hắn, Tú thường nuốt hờn. Đến khi Triệu vương Luân phụ chánh, Tú làm Trung thư lệnh. Nhạc ở tỉnh nội nói với Tú rằng: “Tôn lệnh còn nhớ việc ngày xưa quen biết chăng?” Đáp rằng: “Trong lòng chất chứa, ngày nào quên được.” Nhạc vì thế tự biết không tránh khỏi. Ít lâu sau Tú vu cáo Nhạc cùng Thạch Sùng, Âu Dương Kiến mưu phụng Hoài Nam vương Doãn, Tề vương Quýnh làm loạn, tru ông, di tam tộc. Nhạc sắp đến chợ, cùng mẹ từ biệt rằng: “Phụ a mẫu [10]!”... Mẹ của Nhạc cùng anh trai là Thị ngự sử Thích, em trai là Yến lệnh Báo, Tư đồ duyện Cư, em Cư là Sân, con trai của anh em, con gái của họ sinh ra, không kể lớn nhỏ đồng thời bị hại, chỉ có con trai của Thích là Bá Vũ đào nạn được miễn. Còn con gái của Báo và mẹ của ông ôm nhau kêu gào không thể khuyên giải, gặp chiếu tha tội.
  9. Tấn thư, tlđd: Chuyển làm Hoài lệnh. Khi ấy cho rằng Nghịch lữ [11] theo nghề buôn bỏ nghề nông [12], gian dâm vong mệnh, nhiều chỗ che giấu, bại loạn pháp độ, sắc nên trừ đi. 10 dặm 1 Quan lê, sai bần hộ trong dân [13] giữ lấy, vừa Sai lại quản lý, như khách xá thu tiền. Nhạc nghị rằng:... Lời xin dâng lên, triều đình nghe theo.
  10. Tấn thư, tlđd: Trong niên hiệu Thái Thủy, Vũ đế cung canh tịch điền [15], Nhạc làm phú để ca ngợi việc ấy, rằng:
  11. Tấn thư, tlđd: Chưa lâu, được tuyển làm Trường An lệnh, tác Tây chinh phú, thuật lại nhân vật sơn thủy của kinh đô, văn giản dị đến mức hoàn mỹ[18], lời nhiều không chép.
  12. Tấn thư, tlđd: Bởi sĩ hoạn không đạt, bèn tác Nhàn cư phú rằng:
  13. Tấn thư, tlđd:...từ tảo tuyệt lệ (đẹp), rất giỏi làm văn ai lụy.
  14. Tấn thư, tlđd: Nhạc được khen ngợi về tư nghi [19],... Thiếu thời thường giấu ná ra ngoài đường Lạc Dương, phụ nữ nhận ra ông, cùng nhau nắm tay vây quanh, lấy trái cây ném cho ông, đến khi đầy xe mới quay về. Khi ấy Trương Tái rất xấu, mỗi khi ra ngoài, trẻ con lấy gạch đá ném vào ông, chịu cúi rạp mà quay lại.
  15. Tấn thư, tlđd:...cùng bọn Thạch Sùng siểm nịnh Giả Mật, mỗi khi chầu chực ông ta ra ngoài, cùng Sùng luôn trông thấy bụi mù thì vái.
  16. Tấn thư, tlđd: Mới bị bắt, không được gặp nhau, Thạch Sùng đã đưa đến chợ, Nhạc đến sau, Sùng nói với ông rằng: “An Nhân, anh cũng bị thế này à!” Nhạc nói: “Có thể nói là ‘đầu bạc cùng chỗ về’.” Kim Cốc thi của Nhạc có lời rằng: “Hòa hợp với bạn Thạch, đầu bạc cùng chỗ về.” [22] bèn thành lời sấm.
  1. Lưu Nghĩa Khánh, tlđd: Phan An Nhân, Hạ Hầu Trạm đều có mỹ dung, thích đồng hành, người đương thời gọi họ là “liên bích”.
  2. Lưu Nghĩa Khánh, tlđd: Phan Nhạc khéo có tư dung, thần tình tốt. Thiếu thời giấu ná ra ngoài đường Lạc Dương, phụ nữ nhận ra, chẳng ai không nắm tay vây ông. Tả Thái Xung (tức Tả Tư) rất xấu, cũng bắt chước Nhạc rong chơi, vì thế đám đàn bà cùng nhau phỉ nhổ, chịu cúi rạp mà quay lại.

Liên quan